Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước tới sức khỏe
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước tới sức khỏe gây ra vô cùng nghiêm trọng. Do đó, cần có các biện pháp làm giảm tình trạng ô nhiễm để trả lại nguồn nước trong sạch hiện nay.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Có 4 nguyên nhân chính cơ bản gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường dưới đây:
- Do sinh hoạt
- Do hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Hoạt động sản xuất công nghiệp
- Do tự nhiên
Ngoài 4 nguyên nhân trên, có thể kể tới một nguyên nhân chủ quan là sự bất cập trong việc quản lý các hoạt động liên quan tới môi trường của các cơ quan chức năng. Một số nhà chức trách tỏ ra thờ ơ thậm chí tiếp tay cho các doanh nghiệp có các hành vi xả thải chưa qua xử lý ra sông, suối.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước là vô cùng to lớn, không chỉ ảnh hưởng tới các sinh vật sống và phát triển dưới nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người.
Tính tới hiện nay, các bệnh truyền nhiễm cấp và mãn tính liên quan tới ô nhiễm nguồn nước như bệnh tiêu hoá bệnh ngoài da, ung thư, bệnh về mắt,… do ô nhiễm nguồn nước gây ra ngày càng tăng.
Điều này cho thấy, hậu quả của ô nhiễm nguồn nước là vô cùng nghiêm trọng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm sẽ có nguy cơ cao mắc nhiều loại bệnh có liên quan do dùng nước ô nhiễm, nước bẩn trong hoạt động hàng ngày.
Không chỉ đơn giản là những nguồn nước thải trong sinh hoạt hàng ngày mà còn từ các nhà máy, xí nghiệp, các công ty hóa chất, giặt công nghiệp có chứa rất nhiều thành phần độc hại như: thủy ngân, Asen (thạch tín), BOD, COD,… tiềm ẩn nhiều căn bệnh nghiêm trọng.
Asen
Asen là một trong những chất có khả năng gây ra các bệnh mãn tính như ung thư da. Ngoài ra, người dùng có nguy cơ bị nhiễm độc hệ tuần hoàn nếu uống phải nguồn nước có Asen với nồng độ 0.1 mg/l.
Chì
Nguồn nước bị ô nhiễm không chỉ tồn tại Asen mà còn có chì. Theo WHO, nhiễm độc chì lâu ngày sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Khi bị nhiễm chì, con người có thể bị giảm chỉ số IQ, các bệnh về thận, thần kinh, tim mạch, xương, răng,… thậm chí cả hệ sinh sản.
Các chất độc hại khác có trong nước thải:
- Nếu bị nhiễm Amoni, Natri, Nitrat thì có thể sẽ mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể ung thư nếu bị nhiễm nặng.
- Khi nhiễm Natri có thể bị bệnh cao huyết áp, tim mạch
- Lưu huỳnh sẽ gây ra bệnh về tiêu hóa
- Kali gây bệnh thoái hóa cột sống, đau lưng, mỏi khớp,…
- Hoặc các chất trong thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa,…
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước tới sinh vật sống dưới nước

Các sinh vật dưới nước có thể bị tác động bởi nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, thậm chí có thể bị ảnh hưởng bởi hậu quả của ô nhiễm môi trường nước. Khi nước thải xả xuống sông, ngòi, ao, hồ, biển, sông, suối,… sẽ giết chết các sinh vật bởi đây là môi trường sống chính của chúng.
Hiện tượng cá chết hàng loạt ở biển, hay các sông ngòi đã không còn xa lạ. Đó chính là một phần hậu quả của ô nhiễm môi trường nước.
Mà ô nhiễm nguồn nước không chỉ đơn giản như vậy. Khi nguồn nước bị ô nhiễm, nó sẽ kéo theo môi trường đất, không khí cũng bị ô nhiễm. Từ đấy, con người lại mắc thêm nhiều bệnh tật khác nữa.
Biện pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước tối ưu nhất hiện nay
Để giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước cần phải có chủ trương, kế hoạch lâu dài, chi tiết, cần thận chứ không thể muốn là có thể xử lý được. Ngoài ra, xử lý ô nhiễm nguồn nước còn cần sự chung tay của các cơ quan và mỗi người dân sống ở đó. Cụ thể như là:
Đối với người dân, cần nâng cao ý thức không xả rác bừa bãi sau đó tuyên truyền đến mọi người chung tay dọn dẹp rác thải, khai thông mương máng.
Cần xây dựng các điểm thu gom rác, phân loại rác thải để chôn lấp tránh hiện tượng đổ rác bừa bãi gây ô nhiễm không khí, lòng đất, đặc biệt là nguồn nước ngầm.
Yêu cầu xây khu công nghiệp phải cách thật xa khu dân. Các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp phải có các hệ thống xử lý nước thải, rác thải trước khi xả ra bên ngoài.
Đối với nguồn nước chưa được bảo đảm nên sử dụng vật liệu lọc nước: sỏi, cát, than hoạt tính, cát mangan,… để làm bể lọc thô sau đó sử dụng máy lọc nước công nghệ nano hoặc RO để loại bỏ các chất bẩn, chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, ion kim loại nặng,…
Sử dụng thiết bị lọc nước để khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường nước
Là tập đoàn hàng đầu trong cung cấp các giải pháp tổng thể về nguồn nước, mới đây Tân Á Đại Thành đã tiên phong cho ra đời sản phẩm Bộ lọc nước đầu nguồn Beluga. Với khả năng lọc nước vượt trội so với các sản phẩm cùng loại, kết hợp công nghệ lọc nước tiên tiến đến từ Hàn Quốc, sản phẩm có thể giải quyết được mối lo ngại về nguồn nước sinh hoạt chưa đạt chuẩn tại các hộ gia đình.
Công nghệ tiên phong trong lọc nước
Công nghệ lọc đa tầng Laminated Multilayer lần đầu tiên được ứng dụng trong các thiết bị lọc nước tại Việt Nam. Đây là một trong những công nghệ lọc nước tiên tiến nhất hiện nay được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc. Với công nghệ xếp lớp theo nhiều nếp gấp, nguồn nước đi vào sẽ được lọc trong cùng một thời điểm, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cho mọi người kể cả giờ cao điểm. Toàn bộ tiết diện bề mặt của lớp lọc
tiếp xúc với nguồn nước đầu vào giúp nguồn nước sạch hơn, tránh bị tắc nghẽn cục bộ. Điều này còn giúp tăng tuổi thọ của các thiết bị nguồn nước cho gia đình.

Đem lại nguồn nước tinh khiết
Vật liệu Electro Positive giúp giữ lại những tạp chất có kích thước siêu nhỏ: chất rắn lơ lửng, bụi bẩn, dị vật, loại bỏ clo dư, styren, chất bảo vệ thực vật,… khử màu, mùi làm trong sạch nguồn nước. Nhờ sở hữu lõi than hoạt tính Carbon Block có chỉ số iodine lên đến 1200, Bộ lọc đầu nguồn Tân Á Đại Thành Beluga còn giúp khử màu, mùi, chì và kim loại nặng,… khắc phục tối đa tình trạng nước sinh hoạt chưa đạt chuẩn tại Việt Nam hiện nay.
Hiện sản phẩm bộ lọc đầu nguồn đã được bán tại các cửa hàng, đại lý của Tân Á Đại Thành trên toàn quốc Quý khách muốn tìm hiểu chi tiết và đặt mua có thể liên hệ thông qua Website: shop.tanadaithanh.vn và Hotline: 1900 6086.
TÌM HIỂU THÊM: